logotype
  • Trang chủ
  • Blog
    • Kiến thức IT
    • Kỹ năng
    • Kinh nghiệm làm việc
    • Tiếng Nhật
  • Liên hệ
Login / Register

Nghề Comtor

  • Trang chủ
  • Blog
    • Kiến thức IT
    • Kỹ năng
    • Kinh nghiệm làm việc
    • Tiếng Nhật
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Blog
    • Kiến thức IT
    • Kỹ năng
    • Kinh nghiệm làm việc
    • Tiếng Nhật
  • Liên hệ

Nghề Comtor

Nghề Comtor

  • Trang chủ
  • Blog
    • Kiến thức IT
    • Kỹ năng
    • Kinh nghiệm làm việc
    • Tiếng Nhật
  • Liên hệ
Blog Post
Admin Comtor 17 Tháng Tư, 2022 0 Comments
52 Views
2 Likes

Năng lực communication – giao tiếp (part 1)

Part 1: Định nghĩa năng lực giao tiếp & cách thức giao tiếp

Trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân, chắc hẳn là chúng ta sẽ cảm thấy ganh tị với những người có kỹ năng giao tiếp giỏi đúng không nè? Chúng mình cùng nhau tìm hiểu và học cách làm thế nào để trở thành người có kỹ năng giao tiếp tốt nhé.

Năng lực giao tiếp là gì?

Giao tiếp là “chia sẻ thông tin và thấu hiểu suy nghĩ của đối phương”, và năng lực giao tiếp là khả năng thực hiện việc đó một cách trôi chảy.

  • Communication là “giao tiếp hai chiều”

Khi cố gắng nâng cao năng lực giao tiếp, mọi người có xu hướng suy nghĩ là “làm thế nào để truyền đạt cho đối phương”.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi giao tiếp đó chính là “hai chiều”.

Chúng ta không chỉ truyền đạt thông tin cho đối phương mà còn phải có quan điểm “làm thế nào để tiếp nhận thông tin từ bên kia một cách tốt nhất (chính xác nhất)”.

  • Xã giao tốt cũng không hẳn đồng nghĩa với năng lực giao tiếp cao

Những người có tính cách hướng nội hoặc những người nhút nhát, khi nhìn vào những người có tài ngoại giao tốt thì có thể họ sẽ nghĩ là “bạn ấy có năng lực giao tiếp cao quá, ganh tị thật

Tuy nhiên, không hẳn là “người xã giao tốt = người có năng lực giao tiếp cao.”

Giao tiếp là “hai chiều”, vì vậy dù xã giao tốt mà không lắng nghe đối phương nói mà chỉ nói một chiều, hoặc nói chuyện mà không quan tâm để ý đến hoàn cảnh và cảm xúc của đối phương thì cũng không thể nói là người đó có năng lực giao tiếp cao được.

Ngay cả những người có tính cách hướng nội, thì cũng có rất nhiều người có kỹ năng cao trong việc cảm nhận được cảm xúc và rất giỏi trong việc nắm bắt được lời nói của đối phương.

Đặc điểm của người có năng lực giao tiếp cao

Có một “quy tắc bóng bàn” ở nghiên cứu điều tra các đặc điểm của những người có năng lực giao tiếp cao.

Trong cuộc trò chuyện 1: 1, cuộc nói chuyện với nhau sẽ được đáp lời hào hứng nếu thời gian mình nói chiếm khoảng 40 – 60%. (ví dụ: “ bản thân : đối phương = 4:6”; hoặc “ bản thân : đối phương = 5:5” v.v…)

Có thể sẽ xuất hiện tình trạng sau : nếu thời gian mình nói vượt quá 60%, đối phương sẽ nghĩ rằng “chẳng thèm nghe lời mình nói gì cả”, ngược lại nếu thời gian mình nói thấp hơn 40% thì đối phương sẽ cảm nhận là “không có hứng thú với câu chuyện mình đang nói nhỉ”

Do đó, để cân bằng tốt cho cuộc nói chuyện thì thời gian nói sẽ trong khoảng 40 – 60%.

Hãy thử xem xét lại cuộc đối thoại của bản thân từ trước đến nay, nếu bạn có cảm giác “hình như mình chưa cân bằng tốt?” thì hãy nhớ rằng giao tiếp là “hai chiều”, và hãy thử áp dụng quy tắc bóng bàn vào cuộc hội thoại thử nhé.

Cách thức communication

Có 2 cách giao tiếp là “ngôn ngữ” và “phi ngôn ngữ”

  • Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là ngôn ngữ, lời nói.

Chúng ta giao tiếp lẫn nhau bằng cách chuyển các thông tin ví dụ như là “suy nghĩ”, “giá trị quan” và “kiến thức” trong đầu chúng ta thành lời nói.

  • Phi ngôn ngữ

Chính là những điệu bộ, cử chỉ tay, tông giọng nói, biểu cảm nét mặt, chuyển động của mắt v.v…

Quan trọng là phải nắm bắt được “cảm xúc” hoặc “suy nghĩ thật sự” của đối phương mà đã được ẩn dấu bên dưới của ngôn từ lời nói. Đây là chính là phi ngôn ngữ.

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng

Khi cố gắng cải thiện năng lực giao tiếp, mọi người có xu hướng chú ý đến việc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ chẳng hạn như là “nói như thế nào?” “nói cái gì?”

Tuy nhiên, phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng.

Có một thực nghiệm về giao tiếp phi ngôn ngữ tên là “Định luật Mehrabian”.

Nghiên cứu này phát hiện ra rằng : khi muốn nắm bắt được cảm xúc của đối phương phần lớn thông tin lấy được đều do phi ngôn ngữ (thính giác, thị giác).

Part 2: Kỹ năng tạo nên năng lực giao tiếp và cách rèn luyện năng lực giao tiếp

Tham khảo :

https://mba.globis.ac.jp/careernote/1181.html

Keyword bài viết "Sự khác nhau giữa AI - Machine learning - Deep learning"

17 Tháng Tư, 2022

Năng lực communication - giao tiếp (part 2)

17 Tháng Tư, 2022
Năng lực communication - giao tiếp (part 2)

Related Posts

Kỹ năng
Admin Comtor 0 Comments

Năng lực communication – giao tiếp (part 2)

READ MORE
Kỹ năng
Admin Comtor 0 Comments

Năng lực communication – giao tiếp (part 1)

READ MORE

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Đọc tên ngôn ngữ lập trình bằng tiếng Nhật
  • Keyword bài viết “NETWORK là gì?”
  • NETWORK là gì?
  • Keyword bài viết “Mạng LAN và mạng WAN là gì?”
  • Mạng LAN và mạng WAN là gì?

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

Lưu trữ

  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Sáu 2022
  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022

Chuyên mục

  • Kiến thức IT
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng
  • Tiếng Nhật
  • Từ vựng IT
Recent Posts
  • Đọc tên ngôn ngữ lập trình bằng tiếng Nhật
    12 Tháng Mười Một, 2022
  • Keyword bài viết “NETWORK là gì?”
    12 Tháng Mười Một, 2022
  • NETWORK là gì?
    12 Tháng Mười Một, 2022
Chuyên mục
  • Kiến thức IT8
  • Kinh nghiệm làm việc1
  • Kỹ năng2
  • Tiếng Nhật6
  • Từ vựng IT6
logotype

Đồng hành cùng IT Comtor phát triển sự nghiệp

Facebook Twitter Instagram

Thông tin liên hệ

0908 670 604

training.itcom@gmail.com

76 Đường 59, P14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

© Copyright 2022 NgheComtor All rights reserved.