LAN (Local Area Network) là mạng thực hiện thông tin tốc độ cao giữa các máy tính trong phạm vi hẹp.
WAN (Wide Area Network) là mạng kết nối các máy tính và mạng LAN trong một phạm vi rộng.
Cả hai đều đề cập đến mạng lưới truyền thông thông tin, nhưng rất khó để hình dung vai trò của 2 mạng này nếu chỉ theo phạm vi hẹp hay rộng, vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua các ví dụ cụ thể sau đây.
Ví dụ về mạng LAN
Mạng LAN dùng để truyền thông tin qua lại trong một khu vực nhỏ như công ty, trường học hay một tầng trong tòa nhà. Như việc kết nối truyền thông tin giữa máy tính cá nhân với các máy in trong văn phòng, kết nối trao đổi thông tin giữa các máy tính trong công ty,…
Ví dụ về kết nối mạng LAN tại một trường học
Mạng LAN được kết nối bằng 2 cách là có dây và không dây, và bạn có thể tự do kết nối hoặc ngắt kết nối trong khu vực chịu ảnh hưởng của mạng LAN
Ví dụ về mạng WAN
Mạng WAN được sử dụng cho truyền thông tin diện rộng hơn so với quy mô mạng LAN
Mô hình mạng WAN
Về cơ bản mạng WAN thì các cá nhân không thể tự kết nối với internet được mà phải trả tiền cho một công ty viễn thông để sử dụng internet. Chúng ta hãy xem kỹ hơn ví dụ cụ thể về mạng WAN như sau:
Bạn đăng ký sử dụng internet wifi của nhà mạng FPT cũng là bạn đang đăng ký sử dụng mạng WAN thông qua nhà mạng FPT,
Bạn sử dụng gói dịch vụ 4G của Viettel, cũng là một loại mạng WAN
Thêm nữa là để sử dụng mạng WAN, bạn cần phải có bằng cấp thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ và Truyền thông với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chứ bạn không thể tự thiết lập kết nối như mạng LAN. Do đó, kết nối WAN cũng cần có hợp đồng với nhà mạng hoặc nhà cung cấp.
Sử dụng, thuê mạng WAN tại Nhật (MNO – MVNO)
Một số thông tin thêm về mạng WAN như tại nước Nhật có 3 mạng di động lớn là Au, SoftBank, Docomo là các nhà khai thác đường dây và các công ty ấy được gọi chung là MNO – Mobile Network Operator – nhà khai thác truyền thông di động. Trường hợp kết nối mạng giá rẻ hay dịch vụ SIM mạng giá rẻ thường thấy trong các quảng cáo gần như Rakuten Mobile và Y!mobile được gọi là MVNO – Mobile Virtual Network Operator – nhà khai thác mạng ảo di động, chuyên cung cấp dịch vụ bằng cách thuê cơ sở hạ tầng truyền thông bao gồm mạng WAN của các MNO.
Sơ đồ về việc sử dụng mạng truyền thông không dây
Các MVNO xác định lượng dữ liệu có thể được sử dụng tại một thời điểm khi thuê đường truyền từ ba nhà cung cấp dịch vụ chính và phí liên lạc được giới hạn. Do đó, MVNO có thể giảm chi phí liên lạc bằng cách loại bỏ các chi phí khác nhau như phí nhân công.
Các bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN chưa?
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài học hôm nay. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài học sau nhé.
Những ngày đầu bước vào nghề thông dịch IT này, mình đã lúng túng không biết dịch từ vựng “môi trường thực = môi trường production” sang tiếng Nhật thì sẽ dùng từ nào? Và ngược lại khi nghe từ “開発環境” thì dịch sang tiếng Việt như thế nào là hợp lý?
Qua bài viết này mình hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về vai trò của mỗi môi trường mà các bạn kỹ sư dùng để làm việc. Các môi trường cần thiết cho quá trình kỹ sư implement các chức năng hoặc website cho đến khi release.
Định nghĩa các vai trò
Các vai trò trong quá trình phát triển phần mềm
Tester : tuỳ quy mô và cách thức hoạt động của công ty mà sẽ có team tester hay không có. Thông thường sẽ có 3 hình thức sau:
Công ty sẽ có team tester riêng
Công ty developer kiêm luôn vai trò tester
Công ty IT Comtor kiêm luôn vai trò tester
Vì thế nếu IT Comtor hiểu rõ nghiệp vụ, nắm được kiến thức IT để kiêm luôn vai trò tester thì sẽ có đất dụng võ nhiều hơn nè!
Giải thích các môi trường phát triển
Sơ đồ các môi trường Develop, Test, Staging, Production trong quá trình phát triển phần mềm
Môi trường develop (= môi trường local)
Môi trường để kỹ sư lập trình hay còn gọi là developer, dùng để kiểm tra hoạt động các chức năng do mình hoặc team đã thực thi tại local.
Test tại môi trường develop ổn, sẽ bước vào giai đoạn test tại môi trường test.
Lưu ý về dữ liệu:
Dữ liệu dùng tại môi trường develop này chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa, không ảnh hưởng đến người dùng cuối.
Môi trường test (= môi trường kiểm thử)
Môi trường để kiểm thử, kiểm tra xem có vấn đề gì ở nội dung thực thi hay không.
Tại môi trường test, trước tiên phía công ty gia công sẽ tự kiểm tra nội dung khách hàng yêu cầu. Nếu có lỗi (= bug) hoặc nội dung thực thi chưa đúng yêu cầu, công ty gia công sẽ tự chỉnh sửa trước khi giao qua công ty khách hàng. Sau khi giao cho công ty khách hàng kiểm tra, nếu có yêu cầu sửa chữa, thực thi chưa đúng nội dung khách hàng yêu cầu, sẽ cần phải sửa chữa lại nội dung theo phản hồi của khách hàng.
Lưu ý về dữ liệu:
Dữ liệu dùng tại môi trường test này chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa, không ảnh hưởng đến người dùng cuối. Trong quá trình test cũng gặp nhiều trường hợp chưa xóa cache trình duyệt để test dẫn đến chất lượng test không đạt yêu cầu, bạn có thể tham khảo bài viết về cache để khắc phục điều đó nhé.
Môi trường staging
Môi trường gần giống như môi trường thực (= môi trường production), cùng cấu hình với môi trường sản xuất. File dùng để upload lên môi trường staging chỉ là những file giống với môi trường thực.
Upload những file đã OK ở môi trường test, trước khi đưa lên môi trường thực, cần kiểm tra lần cuối tại staging để xem còn bug hoặc error hay không. Do cấu trúc server khác với môi trường test, vì thế dù test ở môi trường test không xảy ra bug nhưng cũng có khả năng ở môi trường staging sẽ xảy ra bug hoặc error. Nếu ở staging xảy ra bug hoặc error thì khả năng cao là ở môi trường production cũng sẽ bị bug hoặc error.
Lưu ý về dữ liệu:
Dữ liệu dùng tại môi trường staging này chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa, không ảnh hưởng đến người dùng cuối.
Môi trường thực (= môi trường production)
Môi trường mà User (người dùng) sẽ dùng hệ thống trên thực tế. Do đó, phải đảm bảo test qua ở các môi trường kể trên, mọi thứ ổn rồi mới đưa lên môi trường thực này nhé.
Thao tác đưa software (website) lên môi trường thực gọi là deploy.
Lưu ý về dữ liệu:
Dữ liệu dùng tại môi trường thực này sẽ là dữ liệu của User thực tế cho nên không được phép tự ý chỉnh sửa thay đổi dữ liệu tại môi trường thực.
Chia sẻ kinh nghiệm khi giữ vai trò tester
Chỉ test với quan điểm của người develop thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng khi test là cần test với quan điểm của 1 User sử dụng. Khi đó mình mới đánh giá được chức năng team develop đã thực hiện có thoả mãn cho User hay chưa?
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của team chúng mình. Nếu các bạn có những trải nghiệm khi bước đầu làm nghề phiên dịch IT thì kể cho chúng mình nghe nhé!
Cache và Cookie đều là chức năng lưu giữ thông tin khi chúng ta xem website, tuy nhiên nội dung lưu sẽ khác nhau.
Cache là gì?
Cache được xem như là kho lưu trữ. Đây là một chức năng của Web browser (trình duyệt web), có chức năng lưu giữ thông tin cơ bản HTML và thông tin CSS của website mà bạn đã vào xem 1 lần.
Chức năng lưu giữ này giúp:
Tăng tốc độ hiển thị trang web
Giảm tải cho server, vì khi lưu cache, browser sẽ lấy từ cache ra nên hạn chế việc gửi request lên server và đợi server trả về.
Tuy nhiên, nếu các bạn đang là IT Comtor kiêm nhiệm vị trí Tester, trước khi test chức năng nào đó, mình nên clear cache (xóa cache), để đảm bảo các chức năng mình muốn test không bị ảnh hưởng bởi cache
Có 2 cách để clear cache:
Trên chrome, dùng tổ hợp phím : Ctrl + Shift + R
Cách clear cache trên DevTools:
Click chuột phải trên trình duyệt, chọn “Inspect”
Mở tab “Network”
Chọn vào “Disable cache” để browser không lưu cache nữa
Cách đơn giản để xóa cache ở browser
Cookie là gì?
Cookie là một chức năng lưu ID và password của các trang web SNS và EC site v.v… dưới dạng thông tin người dùng.
Ví dụ: Chỉ cần bạn login vào facebook 1 lần, ID và password của bạn đã được lưu trữ lại, lần đăng nhập thứ 2 bạn không cần phải điền thông tin ID và password nữa. Đó chính là chức năng Cookie.
Chức năng lưu giữ thông tin login vào cookie này, nếu bạn sử dụng trên 1 máy tính dùng chung với nhiều người thì không tốt cho bạn. Vì có thể người dùng máy tính đó sau khi bạn dùng, sẽ lấy thông tin cookie đã từng đăng nhập của bạn, giả mạo bạn để đăng nhập vào các trang bạn đã từng login. Vì thế, trong trường hợp dùng chung máy tính, bạn đừng quên xóa cookie ngay sau khi bạn dùng xong nhé. Hoặc là ngay sau khi đăng nhập, xuất hiện bảng thông báo hỏi bạn có muốn lưu thông tin đăng nhập này không? Thì bạn hãy chọn là “Không bao giờ” nhé.
(Nếu dùng trình duyệt tiếng việt)
(Nếu dùng trình duyệt tiếng nhật)
Cookie và session thì khác nhau như thế nào?
Cookie là một chức năng lưu lại thông tin đăng nhập trong trình duyệt.
Session là nói đến một loạt các hành động của User sau khi login.
Ví dụ về 1 vai trò của session : (session còn nhiều vai trò khác nữa, sẽ giải thích sâu hơn ở những bài viết khác nhé)
Ví dụ về vai trò của session trong việc lưu thông tin mua hàng
Ở những trang web E-commerce như là amazon, ví dụ chỉ còn tồn kho 1 quyển sách, nếu người phụ nữ đã bấm nút “cho vào giỏ hàng” trước, vẫn đang trong quá trình xác nhận thông tin mua hàng – địa chỉ giao hàng mà vẫn chưa hoàn tất việc đăng ký mua hàng, thì người nam thứ 2 vẫn không thể tiến hành đặt hàng quyển sách đó.
Tuy nhiên, nếu người phụ nữ tắt browser trong trạng thái chưa hoàn tất việc mua hàng mà chỉ mới bấm nút “cho vào giỏ hàng”, trường hợp trong 1 khoảng thời gian nhất định mà vẫn không có tiến triển gì, nếu vẫn giữ phiên đăng nhập đó thì sẽ xảy ra hiện trạng sách chưa được bán mà người muốn mua quyến sách đó lại không thể mua được. Để tránh việc này xảy ra, vào 1 khoảng thời gian nhất định, nếu không có thao tác gì, hoặc đóng browser website đang mua hàng, session sẽ bị ngắt, sẽ trả lại quyển sách đó ở tình trạng tồn kho. Như thế, thì người đàn ông có thể “cho vào giỏ hàng” quyển sách đó và tiến hành đặt hàng.
Kỹ thuật để được đánh giá cao trong công việc mà bạn có thể sử dụng từ năm đầu tiên làm việc
Cảm nhận về quyển sách “Kỹ thuật để được đánh giá cao trong công việc”
Nếu bạn đang ở một trong các trạng thái sau:
Dù rất nỗ lực hết mình, nhưng những người xung quanh không hiểu mình
Nghĩ là mình đã làm ra được nhiều kết quả, nhưng không được khen ngợi, mức lương không cao
Người vào công ty cùng thời điểm với mình lại thăng tiến hơn mình
➡️ Quyển sách này sẽ hữu dụng cho bạn đó. Tác giả quyển sách có nói:
“TẤT CẢ CON NGƯỜI, AI CŨNG MONG MUỐN BẢN THÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN”
Và khi họ thấy bản thân mình không được công nhận thì ngay lúc đó sự tổn thương, nổi giận, buồn bã sẽ nổi dậy và lấy mất đi sự tự tin vốn có của họ. Ai cũng muốn người khác công nhận mình, tôn trọng mình, vậy thì mình nên làm gì?
“HÃY CHO ĐỐI PHƯƠNG THỎA MÃN CẢM GIÁC HỌ ĐƯỢC COI TRỌNG”
Đây là nguyên tắc lớn nhất và cũng là bí quyết để được đánh giá cao trong công việc mà cuốn sách chia sẻ.
Ví dụ : về việc làm thỏa mãn cảm giá được coi trọng
Ví dụ về đoạn hội thoại của nhân viên A và B sau cuộc họp
Trường hợp 1 :
Hội thoại
Cảm nhận của Sếp B
Sếp B :
Đàm phán thành công, tốt quá nhỉ!
Nhân viên A :
Vâng, đúng là Sếp tài thật đấy. Chuyển mạch từ nói chuyện phiếm sang vô chủ đề chính quá ngọt hà. Tuyệt vời quá Sếp ơi. Thời điểm Sếp kết thúc câu chuyện cũng rất tinh tế quá đi thôi. Em cũng đã học được qua lần cùng đi đàm phán này với Sếp ạ. Cảm ơn Sếp.
Sếp B thỏa mãn cảm giác bản thân được coi trọng
Nhưng thật sự bạn nhân viên A nghĩ là : Việc đàm phán thành công ngày hôm nay chính là do mình đã khó khăn lắm mới hẹn được giám đốc công ty Y.Bạn A này có thể rất muốn tự đề cao bản thân trong việc đã thành công để hẹn được giám đốc. Và cũng có thể bạn A rất muốn nói là : nhờ mình thức đêm soạn đề án, cho nên đã thành công ký kết hợp đồng.
Nếu bạn A không kiềm chế được sự mong muốn đề cao bản thân mình thì sẽ trả lời như sau:
Trường hợp 2
Hội thoại
Cảm nhận của Sếp B
Nhân viên A :
Vâng, tốt quá ạ! Em đã khó khăn lắm mới lấy được cuộc hẹn với khách hàng đó chứ ạ. Đêm hôm qua em cũng đã phải thức khuya để viết bản đề án đó chứ.
Đúng là Bạn A đã đạt được mục đích ĐỀ CAO BẢN THÂN, nhưng đã làm Sếp B cảm thấy KHÔNG THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG
Vài ngày sau, khi nhân viên A đi ăn trưa cùng bạn đồng nghiệp, và khi nói về đề tài đàm phán thành công ký hợp đồng với công ty Y.
Trường hợp 3
Hội thoại
Cảm nhận của Sếp B
Nhân viên A :
Cuộc đàm phán đó thực ra nguồn gốc căn cơ là nhờ tớ đó. Nhờ tớ đã khéo léo đặt được cuộc hẹn với giám đốc Y nên mới thành công đó chứ. Cũng nhờ bản đề án của tớ đánh đúng vào nhu cầu của giám đốc Y. Lúc đó là do có Sếp B đi cùng, cho nên thành tích thuộc về Sếp B thôi chứ thực ra là thành tích của tớ đó chứ.
Nội dung cuộc đối thoại này chắc chắn sẽ đến tai Sếp B. Và ngay khi nghe được tin này Sếp B sẽ nghĩ lời phát ngôn của bạn A ở trường 1 hợp là nịnh nọt, và đánh giá của Sếp B cho bạn A sẽ bị giảm xuống. Trong trường hợp này, không chỉ phần đánh giá của sếp B cho bạn A giảm, mà bạn A cũng sẽ nhận sự đánh giá không tốt từ người bạn đồng nghiệp đã nghe câu chuyện này.
Ngược lại, nếu bạn A nói với đồng nghiệp thế này :
Trường hợp 4
Hội thoại
Cảm nhận của Sếp B
Nhân viên A :
Sếp B lúc nói chuyện đàm phán rất tuyệt vời. Ai cũng sẽ bị thu hút bởi cách nói chuyện đó thôi. Thời điểm kết thúc Sếp cũng rất điêu luyện. Tớ đã học hỏi được nhiều thông qua buổi đàm phán này đấy.
Và nội dung cuộc đối thoại này cũng chắc chắn sẽ đến tai của Sếp B. Khi đó sếp B rất THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG.
Trường hợp 4 này, bạn A đã hy sinh mong muốn “đề cao bản thân”. Nhưng chắc chắn bạn đã được đánh giá cao trong công việc từ Sếp B. Và bạn cũng không bị đồng nghiệp ghen tị.
Có thể khi trả lời theo trường hợp 1 thì có thể bạn A sẽ bị Sếp nghĩ là bạn nịnh sếp quá.
Nhưng nếu so sánh với cách trả lời thứ 2, và cách gián tiếp truyền đạt trường hợp 3 thì trường hợp 1 bạn có nghĩ là “Ấn tượng của Sếp với nhân viên A tốt hơn hẳn không”?
Thay vì nghĩ cách trả lời 1 là cách nói nịnh nọt, thì mình nghĩ đây là cách để làm
“CHO ĐỐI PHƯƠNG THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG”
thì mình sẽ dễ dàng đan xen cách nói này vô câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Câu chuyện ĐỊA NGỤC và THIÊN ĐƯỜNG
Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi và đang trong tình trạng là:
Đói
Bị trói chặt vào ghế
Cầm đôi đũa dài
Trước mặt có rất nhiều món ăn ngon nhưng không thể gắp ăn được, trước mặt bạn cũng có 1 người trong trạng thái như thế.
ĐỊA NGỤC là khi cả 2 người đều đang rất giận dữ, nguyền rủa nhau và không ai ăn được thức ăn trên bàn ăn cả.
Còn ở THIÊN ĐƯỜNG là với cùng 1 trạng thái như nhau, nhưng nếu cả 2 dùng đôi đũa dài để đút cho nhau ăn, thì cả 2 đều được ăn ngon.
Qua ví dụ này cho thấy, dù trong hoàn cảnh giống nhau, thì cũng có thể đó là THIÊN ĐƯỜNG, hoặc cũng có thể đó là ĐỊA NGỤC. Tác giả muốn nói rằng : các bạn cứ cho đi, rồi sẽ được nhận lại, hoặc người khác cũng sẽ nhìn thấy được những hành động tốt đẹp đó của bạn. Để được đối phương đánh giá cao mình thì mình phải làm cho đối phương thỏa mãn cảm giác đối phương được coi trọng, đừng tự mình đề cao bản thân mình lên. Nếu bản thân mình chưa được ai đánh giá cao, thì từ bản thân mình hãy đánh giá cao những người xung quanh thử xem nhé.
Dưới đây là những thói quen, cách suy nghĩ, hành động để trở thành người được đánh giá cao nhé!
Thói quen:
Không giả vờ biết
Nhanh chóng nhớ tên người khác
Đừng quên “khiêm tốn”
Không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Không ghen tị với người khác
Giỏi trong việc nhận định nhân vật chính trong khi nói chuyện
Nắm giữ kỹ thuật để trở nên được yêu thích
Luôn cảm thấy biết ơn
Cách suy nghĩ:
Luôn dùng “từ ngữ“ đẹp
Giỏi cách báo cáo
Không ghét mọi người
Không nói “Không” và “Ghét”
Đứng trên lập trường của đối phương để suy nghĩ
Biết kiềm chế cảm xúc “nổi giận”
Không nói khoe khoang và đạo lý
Đảm bảo kỳ hạn
Không biện minh cho cảm giác không thích
Cổ vũ cho người chiến thắng
Hành động:
Không chỉ trích lỗi sai của người khác
Bình tĩnh phân tích sự thật
Không tẩn mẩn điều tra những điều quá chi tiết một cách vô bổ
Không quan tâm đến những lời phê phán của người khác
Giỏi giải quyết những rắc rối
Không quá chú trọng vào kết quả
Không lo sợ thất bại
Có nhiều đồng minh ủng hộ
Có tinh thần “For You”
Các bạn có thể mua sách tiếng nhật tại đây để ủng hộ tác giả nhé!