Kinh nghiệm làm việc

Bí quyết để được đánh giá cao trong công việc


Tóm tắt sách 入社1年目から使える「評価される」技術

Kỹ thuật để được đánh giá cao trong công việc mà bạn có thể sử dụng từ năm đầu tiên làm việc

Cảm nhận về quyển sách “Kỹ thuật để được đánh giá cao trong công việc”

Nếu bạn đang ở một trong các trạng thái sau:

  • Dù rất nỗ lực hết mình, nhưng những người xung quanh không hiểu mình
  • Nghĩ là mình đã làm ra được nhiều kết quả, nhưng không được khen ngợi, mức lương không cao
  • Người vào công ty cùng thời điểm với mình lại thăng tiến hơn mình

➡️ Quyển sách này sẽ hữu dụng cho bạn đó. Tác giả quyển sách có nói:

“TẤT CẢ CON NGƯỜI, AI CŨNG MONG MUỐN BẢN THÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN”

Và khi họ thấy bản thân mình không được công nhận thì ngay lúc đó sự tổn thương, nổi giận, buồn bã sẽ nổi dậy và lấy mất đi sự tự tin vốn có của họ. Ai cũng muốn người khác công nhận mình, tôn trọng mình, vậy thì mình nên làm gì?

“HÃY CHO ĐỐI PHƯƠNG THỎA MÃN CẢM GIÁC HỌ ĐƯỢC COI TRỌNG”

Đây là nguyên tắc lớn nhất và cũng là bí quyết để được đánh giá cao trong công việc mà cuốn sách chia sẻ.

Ví dụ : về việc làm thỏa mãn cảm giá được coi trọng

Ví dụ về đoạn hội thoại của nhân viên A và B sau cuộc họp

Trường hợp 1 : Hội thoạiCảm nhận của Sếp B 
Sếp B : Đàm phán thành công, tốt quá nhỉ!
Nhân viên A : Vâng, đúng là Sếp tài thật đấy. Chuyển mạch từ nói chuyện phiếm sang vô chủ đề chính quá ngọt hà. Tuyệt vời quá Sếp ơi. Thời điểm Sếp kết thúc câu chuyện cũng rất tinh tế quá đi thôi. Em cũng đã học được qua lần cùng đi đàm phán này với Sếp ạ. Cảm ơn Sếp. Sếp B thỏa mãn cảm giác bản thân được coi trọng 



Nhưng thật sự bạn nhân viên A nghĩ là : Việc đàm phán thành công ngày hôm nay chính là do mình đã khó khăn lắm mới hẹn được giám đốc công ty Y. Bạn A này có thể rất muốn tự đề cao bản thân trong việc đã thành công để hẹn được giám đốc. Và cũng có thể bạn A rất muốn nói là : nhờ mình thức đêm soạn đề án, cho nên đã thành công ký kết hợp đồng.

Nếu bạn A không kiềm chế được sự mong muốn đề cao bản thân mình thì sẽ trả lời như sau: 


Trường hợp 2Hội thoạiCảm nhận của Sếp B 
Nhân viên A :Vâng, tốt quá ạ! Em đã khó khăn lắm mới lấy được cuộc hẹn với khách hàng đó chứ ạ. Đêm hôm qua em cũng đã phải thức khuya để viết bản đề án đó chứ. Đúng là Bạn A đã đạt được mục đích ĐỀ CAO BẢN THÂN, nhưng đã làm Sếp B cảm thấy KHÔNG THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG



Vài ngày sau, khi nhân viên A đi ăn trưa cùng bạn đồng nghiệp, và khi nói về đề tài đàm phán thành công ký hợp đồng với công ty Y. 


Trường hợp 3Hội thoạiCảm nhận của Sếp B 
Nhân viên A : Cuộc đàm phán đó thực ra nguồn gốc căn cơ là nhờ tớ đó. Nhờ tớ đã khéo léo đặt được cuộc hẹn với giám đốc Y nên mới thành công đó chứ. Cũng nhờ bản đề án của tớ đánh đúng vào nhu cầu của giám đốc Y. Lúc đó là do có Sếp B đi cùng, cho nên thành tích thuộc về Sếp B thôi chứ thực ra là thành tích của tớ đó chứ. Nội dung cuộc đối thoại này chắc chắn sẽ đến tai Sếp B.  Và ngay khi nghe được tin này Sếp B sẽ nghĩ lời phát ngôn của bạn A ở trường 1 hợp là nịnh nọt, và đánh giá của Sếp B cho bạn A sẽ bị giảm xuống. Trong trường hợp này, không chỉ phần đánh giá của sếp B cho bạn A giảm, mà bạn A cũng sẽ nhận sự đánh giá không tốt từ người bạn đồng nghiệp đã nghe câu chuyện này. 



Ngược lại, nếu bạn A nói với đồng nghiệp thế này :


Trường hợp 4Hội thoạiCảm nhận của Sếp B 
Nhân viên A : Sếp B lúc nói chuyện đàm phán rất tuyệt vời. Ai cũng sẽ bị thu hút bởi cách nói chuyện đó thôi. Thời điểm kết thúc Sếp cũng rất điêu luyện. Tớ đã học hỏi được nhiều thông qua buổi đàm phán này đấy.

Và nội dung cuộc đối thoại này cũng chắc chắn sẽ đến tai của Sếp B. Khi đó sếp B rất THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG. 



Trường hợp 4 này, bạn A đã hy sinh mong muốn “đề cao bản thân”. Nhưng chắc chắn bạn đã được đánh giá cao trong công việc từ Sếp B. Và bạn cũng không bị đồng nghiệp ghen tị. 

Có thể khi trả lời theo trường hợp 1 thì có thể bạn A sẽ bị Sếp nghĩ là bạn nịnh sếp quá. 

Nhưng nếu so sánh với cách trả lời thứ 2, và cách gián tiếp truyền đạt trường hợp 3 thì trường hợp 1 bạn có nghĩ là “Ấn tượng của Sếp với nhân viên A tốt hơn hẳn không”?

Thay vì nghĩ cách trả lời 1 là cách nói nịnh nọt, thì mình nghĩ đây là cách để làm 

“CHO ĐỐI PHƯƠNG THỎA MÃN CẢM GIÁC MÌNH ĐƯỢC COI TRỌNG”

thì mình sẽ dễ dàng đan xen cách nói này vô câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày của mình. 

Câu chuyện ĐỊA NGỤC và THIÊN ĐƯỜNG

Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi và đang trong tình trạng là:

  • Đói
  • Bị trói chặt vào ghế
  • Cầm đôi đũa dài

Trước mặt có rất nhiều món ăn ngon nhưng không thể gắp ăn được, trước mặt bạn cũng có 1 người trong trạng thái như thế.

ĐỊA NGỤC là khi cả 2 người đều đang rất giận dữ, nguyền rủa nhau và không ai ăn được thức ăn trên bàn ăn cả.

Còn ở THIÊN ĐƯỜNG là với cùng 1 trạng thái như nhau, nhưng nếu cả 2 dùng đôi đũa dài để đút cho nhau ăn, thì cả 2 đều được ăn ngon. 

Qua ví dụ này cho thấy, dù trong hoàn cảnh giống nhau, thì cũng có thể đó là THIÊN ĐƯỜNG, hoặc cũng có thể đó là ĐỊA NGỤC. Tác giả muốn nói rằng : các bạn cứ cho đi, rồi sẽ được nhận lại, hoặc người khác cũng sẽ nhìn thấy được những hành động tốt đẹp đó của bạn. Để được đối phương đánh giá cao mình thì mình phải làm cho đối phương thỏa mãn cảm giác đối phương được coi trọng, đừng tự mình đề cao bản thân mình lên. Nếu bản thân mình chưa được ai đánh giá cao, thì từ bản thân mình hãy đánh giá cao những người xung quanh thử xem nhé

Dưới đây là những thói quen, cách suy nghĩ, hành động để trở thành người được đánh giá cao nhé!   

Thói quen:

  • Không giả vờ biết
  • Nhanh chóng nhớ tên người khác
  • Đừng quên “khiêm tốn”
  • Không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác 
  • Không ghen tị với người khác 
  • Giỏi trong việc nhận định nhân vật chính trong khi nói chuyện
  • Nắm giữ kỹ thuật để trở nên được yêu thích
  • Luôn cảm thấy biết ơn 

Cách suy nghĩ: 

  • Luôn dùng “từ ngữ“ đẹp
  • Giỏi cách báo cáo
  • Không ghét mọi người 
  • Không nói “Không” và “Ghét”
  • Đứng trên lập trường của đối phương để suy nghĩ 
  • Biết kiềm chế cảm xúc “nổi giận”
  • Không nói khoe khoang và đạo lý
  • Đảm bảo kỳ hạn
  • Không biện minh cho cảm giác không thích 
  • Cổ vũ cho người chiến thắng

Hành động:

  • Không chỉ trích lỗi sai của người khác
  • Bình tĩnh phân tích sự thật
  • Không tẩn mẩn điều tra những điều quá chi tiết một cách vô bổ 
  • Không quan tâm đến những lời phê phán của người khác 
  • Giỏi giải quyết những rắc rối 
  • Không quá chú trọng vào kết quả
  • Không lo sợ thất bại
  • Có nhiều đồng minh ủng hộ
  • Có tinh thần “For You”

Các bạn có thể mua sách tiếng nhật tại đây để ủng hộ tác giả nhé!

Tham khảo một số bài viết kĩ thuật: 4 môi trường trường phổ biến trong phát triển phần mềm – develop, test, staging, production